Ngành Hot Theo Xu Thế Phát Triển Không Thể Bỏ Qua Cơ Khí Ô Tô

Trong giai đoạn triển khai và phát triển công nghiệp, một trong những ngành được “ưu ái” hơn phải kể đến cơ khí ô tô.  Theo đó, vấn đề liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng các kỹ sư tương lai trong ngành cơ khí ô tô trở thành yêu cầu được đặt lên hàng đầu và cấp thiết hiện nay.

Vậy ngành cơ khí ô tô có định nghĩa như thế nào? Những kiến thức cần trang bị là gì? Cũng như những tố chất nào sẽ giúp bạn thành công trong nghề.

Hãy cùng Viecoi.vn đi tìm lời giải về ngành cơ khí ô tô ngay dưới bài viết này nhé!

Khái niệm tổng quan về ngành cơ khí ô tô

Cơ khí ô tô được biết đến với định nghĩa phổ biến với nhiều sinh viên là ngành học tổng hợp kiến thức khác nhau của nhiều lĩnh vực như: điện tử, cơ khí, điện, công nghệ gia công, tự động hoá, chế tạo máy.

Hiểu sâu hơn, cơ khí ô tô là ngành thiên về sử dụng, khai thác và quản lý dịch vụ các kỹ thuật liên quan đến ô tô. Nói tóm lại, nó bao gồm các lĩnh vực như chế tạo động cơ ô tô, lắp ráp, tích hợp tính năng, sản xuất phụ tùng, cải tiến công nghệ…

Đặc biệt hơn nữa khi thời đại càng phát triển mạnh mẽ về công nghệ khoa học, ngành cơ khí ô tô ngày càng được làm việc với số lượng máy móc thông minh nhiều hơn. Vì vậy, các nhà tuyển dụng cũng chú trọng vào người đảm nhiệm điều khiển và thiết kế quá trình sản xuất.

Cơ khí ô tô là gì?

Ngành cơ khí ô tô – Cơ hội “vàng” cho phát triển sự nghiệp

1. Thị trường lớn

Như đã nhắc đến bên trên, trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc tiêu thụ ô tô tại Việt Nam cũng theo đó mà tăng lên đáng kể và giúp thị trường này mở rộng hơn.

Từ đó mà sinh viên khi theo học ngành cơ khí ô tô không phải lo lắng “thất nghiệp” sau khi ra trường mà đã có thể ứng tuyển tham gia vào những vị trí làm việc khác nhau như: kỹ sư cơ khí ô tô, chuyên viên thiết kế, kiểm định viên, công nhân kỹ thuật…

Thị trường ngành cơ khí ô tô

2. Có cơ hội việc làm

Ngành cơ khí ô tô là một trong những ngành nghề nhận được nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài như Nhật, Hàn Quốc, Hoa Kỳ… nên khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển làm việc tại đó.

Thậm chí có vài trường chuyên ngành còn mở rộng cơ hội cho sinh viên khi vừa có thể học vừa có thể trải nghiệm tại nước ngoài bằng cách tham gia kỳ thi học bổng để nâng cao tay nghề và trình độ.

Trải dài khắp miền đất chữ S, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được nhiều hãng lắp ráp, sửa chữa ô tô hoặc thậm chí là bán các loại chi tiết của ô tô.

Vậy nên, chỉ cần bạn có đủ lượng kiến thức chuyên ngành cũng như sở hữu kỹ thuật tốt thì việc tự bản thân mở ra một cơ sở kinh doanh tự quản cũng là điều không quá khó khăn.

Mức lương ngành cơ khí ô tô

Chính bởi thị trường lớn nên đồng thời số lượng ô tô cần sản xuất cũng tăng lên và khiến tình trạng “khát” nhân lực diễn ra cũng là điều dễ hiểu.

Bên cạnh đó, vì là ngành nghề liên quan mật thiết với những công nghệ hiện đại và máy móc thông minh nên việc trả nguồn thu nhập cao cho những ứng viên sở hữu trình độ cũng như kiến thức chuyên môn cao cũng là điều bình thường.

Tại Việt Nam, nếu xét về trình độ và kinh nghiệm, thu nhập của các kỹ sư ô tô sẽ có sự khác biệt như sau:

– Kỹ sư cơ khí ô tô học việc: Từ 4 – 5 triệu đồng/tháng.

– Kỹ sư cơ khí ô tô kinh nghiệm 2 – 3 năm: Từ 8 – 13 triệu đồng/tháng.

– Kỹ sư cơ khí ô tô kinh nghiệm trên 5 năm, đảm nhiệm quản lý: Từ 15 triệu – 23 triệu đồng/tháng.

– Kỹ sư cơ khí cấp cao: Từ 25 triệu – 30 triệu đồng/tháng.

Mức lương ngành cơ khí ô tô

Tố chất cần thiết thích hợp với ngành cơ khí ô tô

Điều đầu tiên cần thiết để bạn có thể làm tốt công việc trong ngành cơ khí ô tô chính là sức khoẻ. Phần lớn là những công việc khá nặng nên việc bạn có một sức khỏe tốt sẽ là điểm tiên quyết giúp công việc của bạn hoàn thành tốt hơn trong ngày làm việc.

Ngành cơ khí ô tô chủ yếu thiên về việc cầm búa gò các chi tiết cho đúng vị trí hay đơn giản là cầm bulong siết chặt các ốc lại nên bạn hoàn toàn sẽ chỉ nhìn thấy số ít bóng hồng tại phân xưởng cơ khí.

Tiếp theo là bạn cần phải cẩn thận với mọi việc bạn làm tại nơi làm việc, cho dù nó có là việc lặp đi lặp lại nhiều ngày. Thậm chí bạn còn phải chịu những việc liên quan đến sự hỏng hóc của sản phẩm nếu đang làm kỹ sư cơ khí ô tô.

Ví dụ bạn đảm nhiệm vị trí kiểm tra chất lượng sản phẩm hay công nhân bảo dưỡng, chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng sẽ khiến những việc đó giảm sút dẫn đến sản phẩm sẽ bị kém chất lượng nghiêm trọng.

Quan trọng hơn là bạn cần phải có niềm đam mê cũng như sự yêu thích với ngành nghề cơ khí ô tô này, như thế bạn mới có thể phát triển và sự nghiệp mới thăng tiến tốt hơn được.

Tố chất cần có của ngành cơ khí ô tô

Bạn thích hợp với vị trí nào trong ngành cơ khí ô tô

Một khi bạn đã lựa chọn cũng như xác định được bản thân sẽ làm việc thuộc ngành cơ khí ô tô nhưng lại ngập ngừng không biết liệu vị trí nào hay ngành học gì phù hợp với sở thích cũng như “ăn khớp” với trình độ của bản thân sau khi tốt nghiệp.

Đừng quá lo lắng vì kể cả sau khi tốt nghiệp bạn vẫn có thể tham gia những chương trình được mở ra với mục đích phục vụ nguồn nhân lực cho ngành.

Bạn sẽ nhận được cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với đủ quy trình sản xuất ra một chiếc ô tô nếu sở hữu thành tích học tập xuất xắc và đã tốt nghiệp đại học.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm việc tại vị trí thiết kế hoặc liên quan đến bàn giấy nếu không quá giỏi về tính toán. Hoặc những công việc liên quan trực tiếp đến sản phẩm.

Dưới đây là một số vị trí trong ngành cơ khí ô tô:

– Giám sát tại các cơ sở sản xuất.

– Kỹ thuật viên sửa chữa, lắp ráp ô tô, bảo dưỡng phụ tùng, phụ kiện.

– Kỹ sư vận hành tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, sửa chữa,…

– Nhân viên kiểm định tại trạm đăng kiểm ô tô.

– Nhân viên kinh doanh cơ khí ô tô.

Các vị trí trong ngành cơ khí ô tô

Ngành Cơ khí ô tô vẫn sẽ là ngành nghề “hái ra vàng” trong nhiều năm tiếp theo, nên nếu muốn theo học ngành này thì hãy tìm hiểu rõ cũng như xem xét rằng liệu bản thân có phù hợp với nó không nhé!

Hi vọng qua bài viết này, VTNmedia đã phần nào giải đáp được tổng quan về ngành cơ khí ô tô và có thể giúp các bạn có được định hướng khi theo đuổi ngành cơ khí ô tô.

  • Chia sẻ bài đăng này

Để lại một bình luận